Lợi bất cập hại khi mua viên nén tiết kiệm xăng

CẢM ƠN QUÍ KHÁCH HÀNG ĐÃ THAM QUAN SẢN PHẨM CHẤT XÚC TÁC TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU TAỊ THỊNH ANH PHÚC ------- Hotline: 0937888566 -------
NHÀ PHÂN PHỐI CHẤT XÚC TÁC TIẾT KIỆM XĂNG DẦU THỊNH ANH PHÚC
NHÀ PHÂN PHỐI CHẤT XÚC TÁC TIẾT KIỆM XĂNG DẦU THỊNH ANH PHÚC
Mở cửa: 7h30 - 17h30
Lợi bất cập hại khi mua viên nén tiết kiệm xăng
Ngày đăng: 29/12/2022 06:21 AM

Lợi bất cập hại khi mua viên nén tiết kiệm xăng

Được quảng cáo là mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 40%, những viên nén tiết kiệm xăng giá rẻ chưa thể chứng minh hiệu quả rõ ràng trong khi mang đến nhiều rủi ro.

Viên nén tiết kiệm nhiên liệu tuy mang đến đôi chút hiệu quả nhưng có thể gây hại về lâu dài cho động cơ. Ảnh: Tùng Lâm.

Sau khi chạm đáy vào ngày 3/10, giá xăng đã liên tục tăng trong hai kỳ điều chỉnh gần nhất. Hiện tại, giá bán lẻ một lít xăng RON 95 ở mức 22.340 đồng, còn xăng E5 RON 92 có giá bán 21.490 đồng/lít.

Để tránh bị phụ thuộc vào những diễn biến bất thường của giá xăng dầu, nhiều người tìm kiếm những phương pháp tiết kiệm xăng cho ôtô và xe máy. Một trong những cách được truyền tai khá nhiều là sử dụng viên nén tiết kiệm xăng.

Tuy nhiên đằng sau những lời quảng cáo có cánh là những hiểm họa khó lường.

Chưa đến 20.000 đồng

Dạo quanh các trang thương mại điện tử (TMĐT), Zing ghi nhận sản phẩm viên nén tiết kiệm xăng mang thương hiệu Y. được rao bán với giá chỉ từ 46.000 đồng/hộp 3 viên.

Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có tùy chọn một hộp 10 viên dạng cao cấp có giá bán 179.000 đồng/hộp.

vien nen tiet kiem xang anh 1
Viên nén tiết kiệm xăng được bán công khai trên sàn TMĐT.

Như vậy khi tạm tính, giá bán lẻ của một viên tiết kiệm nhiên liệu đến từ thương hiệu Y. chỉ dao động trong khoảng 15.300-17.900 đồng/viên.

Trên website chính thức của hãng Y., sản phẩm được xác nhận giúp tiết kiệm nhiên liệu từ 20% đến 40% thông qua công nghệ xử lý nguyên tử xăng phân tách. Ngoài ra viên nén còn được cho là có tác dụng làm sạch buồng đốt, bôi trơn các chi tiết động cơ, từ đó tăng tuổi thọ và giảm thiểu chi phí vệ sinh buồng đốt.

Cũng theo nội dung được đăng tải trên website của hãng Y., các xe máy sau khi đổ 5-6 lít xăng sẽ chỉ cần bỏ một viên vào bình nhiên liệu. Riêng với ôtô, tài xế được khuyến nghị cho từ 7 đến 8 viên nén vào bình nhiên liệu sau khi đã đổ 40-50 lít xăng mới có thể cảm nhận rõ những thay đổi.

Người dùng hoài nghi

Trước những lời quảng cáo có cánh, nhiều người đã quyết định mua về thử trên xe và đưa ra những đánh giá khá trái chiều.

Anh Đình Khang (TP.HCM) cho biết không biết phải đánh giá như thế nào về trải nghiệm với viên nén tiết kiệm nhiên liệu của thương hiệu Y. sau quá trình sử dụng.

“Trước khi dùng, xe của tôi đi được quãng đường tương đương 45 km trên mỗi lít xăng. Sau khi sử dụng, phạm vi hoạt động với mỗi lít xăng tăng lên thành 55 km, nghĩa là cũng có đôi chút cải thiện”, anh Khang cho biết.

Ngoài ra, anh cũng xác nhận việc điều khiển xe nhẹ và mượt hơn khi vừa đổ xăng đầy bình. Tuy nhiên khi lượng nhiên liệu vơi đi một nửa, chiếc xe bắt đầu có dấu hiệu gào máy rất lớn.

“Động cơ kêu rất to, hệt như khi sử dụng nhớt cũ. Tuy nhiên sau khi đổ xăng đầy bình thì xe lại chạy êm như lúc đầu”, anh Khang kể lại.

Vì thế anh Đình Khang cho biết khả năng cao vẫn sẽ sử dụng viên nén này trong trường hợp di chuyển đường dài. Còn trong điều kiện vận hành đô thị, anh cho biết sẽ không dùng.

vien nen tiet kiem xang anh 2
Nhà sản xuất quảng cáo viên nén cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu lên đến 40%.

Trong khi đó anh Hồ Nam (TP.HCM) cho hay khá thất vọng sau khi trải nghiệm viên nén tiết kiệm xăng.

“Tôi dùng xe máy di chuyển tuyến TP.HCM – Vũng Tàu trong điều kiện thông thoáng, tốc độ giữ ổn định 50-60 km/h. Khi sử dụng viên nén tiết kiệm, tôi nhận thấy mức tiêu thụ nhiên liệu vẫn giữ nguyên, không có cải thiện gì”, anh Nam chia sẻ.

Người này cũng bày tỏ sự nghi ngại với mức độ tiết kiệm từ 20% đến 40% theo thông tin của nhà sản xuất. “Nếu thật sự tiết kiệm đến mức đó thì cánh taxi, xe ôm đã sử dụng nhiều rồi”, anh Nam cho biết.

Tiết kiệm đến mức nào?

Để độc giả tiện hình dung, Zing đã làm một bài toán kinh tế sơ bộ về mức độ tiết kiệm của viên nén tiết kiệm nhiên liệu đến từ thương hiệu Y. dựa trên thông tin mà nhà sản xuất cung cấp.

Giả sử một tài xế ôtô sử dụng 7 viên nén cho bình xăng dung tích 40 lít theo như khuyến nghị của nhà sản xuất, người này phải chi 7 viên x 15.300 đồng/viên = 107.100 đồng để mua viên nén.

Trong khi đó số tiền xăng mà người này phải trả là 40 lít x 22.340 đồng/lít = 893.600 đồng. Giả sử viên nén đạt hiệu quả tối đa, nghĩa là giúp chủ xe tiết kiệm 40% nhiên liệu, thì số tiền mà người này giảm bớt nhờ viên nén tiết kiệm nhiên liệu kia sẽ là 893.600 đồng x 40% = 357.440 đồng.

Khả năng tiết kiệm nhiên liệu của viên nén đến mức nào?
Tương quan chi phí bỏ ra và số tiền tiết kiệm được trên ôtô nhờ viên nén (Dựa trên công bố của nhà sản xuất Y.; Giá xăng tại kỳ điều chỉnh 21/10; Ôtô đổ 40 lít xăng)
Nhãn Chi phí đổ xăng Chi phí 7 viên nén Số tiền tiết kiệm (trường hợp hiệu quả 40%) Số tiền tiết kiệm (trường hợp hiệu quả 20%)
  đồng 893600 107100 250340 71620

Trừ chi phí mua viên nén đã nêu ở trên, chủ xe sẽ tiết kiệm được 250.340 đồng tiền xăng trên 7 viên nén tiết kiệm nhiên liệu. Với giá bán lẻ xăng dầu hiện tại (22.340 đồng/lít), chủ xe có thể đổ thêm khoảng 11,2 lít xăng RON 95 cho ôtô của mình.

Tuy nhiên nếu mức độ tiết kiệm chỉ ở khoảng 20% (tối thiểu theo quảng cáo của nhà sản xuất), số tiền tiết kiệm được đối với ôtô sẽ rơi xuống mức 71.620 đồng, tương đương với chỉ 3,2 lít xăng.

Thực hiện tương tự với xe máy (một viên nén cho 6 lít xăng), số tiền tối đa mà chủ xe tiết kiệm được sẽ rơi vào khoảng 38.316 đồng, tương đương 1,7 lít xăng theo giá bán lẻ ở kỳ điều chỉnh ngày 21/10.

Lợi bất cập hại

Trao đổi với Zing, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc – Phó trưởng Bộ môn Ôtô và xe chuyên dùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết khá bất ngờ trước thông tin có sản phẩm giúp tiết kiệm nhiên liệu đến 20%.

“Vì chưa tiếp cận và thử nghiệm cũng như không biết rõ về thành phần lý hóa của các sản phẩm này nên tôi không thể đánh giá con số trên là đúng hay sai. Tuy vậy tôi cũng chưa từng đọc được tài liệu khoa học nào công bố về những phụ gia có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu đến 20%. Con số này thực sự rất lớn và khiến tôi bất ngờ”, vị này cho biết.

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cũng nhìn nhận việc thêm những hợp chất lạ không được thí nghiệm và kiểm soát bởi các cơ quan chức năng vào bình nhiên liệu sẽ có khả năng gây cháy nổ hoặc hỏng hóc động cơ, vì các hợp chất trong xăng dầu vốn dĩ được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn khắt khe.

“Thay vì sử dụng viên nén, tài xế có thể chủ động bảo dưỡng xe theo đúng quy định của nhà sản xuất, vận hành êm ái để tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra việc tắt máy khi phải dừng chờ đèn đỏ trên 15 giây cũng giúp tiết kiệm lượng xăng tiêu thụ”, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc chia sẻ.

vien nen tiet kiem xang anh 3
Việc sử dụng viên nén tiết kiệm có thể gây ra những hư hỏng về lâu dài cho động cơ. Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn.

Còn theo anh Nguyễn Đức, một thợ sửa ôtô lành nghề tại Thái Nguyên, đánh giá việc sử dụng sản phẩm viên nén tiết kiệm nhiên liệu sẽ gây ra những thiệt hại cho động cơ về lâu dài.

Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, anh Đức đưa ra những nhận định sơ bộ về cơ chế hoạt động của viên nén tiết kiệm xăng.

Cụ thể, anh cho rằng các hoạt chất có trong viên nén sẽ phân hóa các thành phần trong xăng, giữ lại phần tạp chất và chỉ phun vào buồng đốt những môi chất cần thiết cho sự cháy. Ở điều kiện lý tưởng, cơ chế này sẽ giúp động cơ xe sẽ hoạt động ở hiệu suất cao nhất, đồng thời tránh được hiện tượng bám muội.

“Tuy nhiên tôi thấy viên nén có chức năng làm sạch buồng đốt và các chi tiết máy, chứng tỏ thành phần có chất tẩy. Trong hệ thống nhiên liệu xe lại có rất nhiều chi tiết gioăng cao su, rất dễ bị những chất tẩy này làm phá hủy kết cấu”, anh Đức nhận định.

Ngoài ra, anh Đức đánh giá các viên sủi dù hòa tan như thế nào cũng sẽ để lại cặn. Các cặn này nếu tích tụ lâu dài sẽ làm kẹt bơm xăng.

“Về lý thuyết, có thể nói những chiếc ôtô bản thương mại đã là phiên bản tối ưu nhất trong tầm giá của xe. Vì thế, các sản phẩm sinh ra nhằm cải thiện công năng của xe thường sẽ mang nhiều nhược điểm hơn ưu điểm”, anh Đức kết luận.

Nói về khả năng gây hại cho động cơ xe, anh Hoàng Quân (TP.HCM) cho biết mặc dù có nhận thấy đôi chút cải thiện ở cảm giác tay ga, anh sẽ không tiếp tục sử dụng viên nén tiết kiệm xăng này.

“Tôi và các anh em đang chạy môtô phân khối lớn nên nói chung cũng khá băn khoăn khi bỏ bất kỳ thứ gì vào bình xăng xe”, anh Quân kết luận.

Zalo
Hotline